
Die Geschichte von Banh Giay und Banh Chung
- Posted by Manhtien
- Categories Geschichten
- Date 31. January 2022
- Comments 0 comment
Die Geschichte von Banh Giay und Banh Chung
– eine traditionelle Geschichte aus Vietnam –
Einst, zur Zeit des sechsten Hung-Königs, plante dieser, nachdem er das Land An besiegt hatte, den Thron an eines seiner Kinder zu übergeben.
Nachdem der König alle Prinzen zum Frühlingsanfang versammelt hatte, verkündete er:
„Der Sohn, welcher eine leckere und bedeutungsvolle Speise finden kann, um sie auf der Festtafel darzubieten, dem werde ich den Thron des Königs geben.“
Alle Prinzen wetteiferten darum, die vielfältigsten und leckersten Speisen zu finden und sie in der Hoffnung, den Thron zu erlangen, ihrem Vater darzubieten.
Währenddessen gab es noch den 18. Sohn des Hung-Königs, Tiết Liêu. Dieser hatte eine sanftmütige Persönlichkeit, ein tugendhaftes Leben und er war folgsam gegenüber seinen Eltern. Da die Mutter früh gestorben war, fehlte ihm jemand, der ihn unterwies. Deshalb war er sehr besorgt und wusste nicht, was er tun sollte.
Eines Tages erblickte Tiết Liêu im Traum einen Gott, der ihm sagte:
“Hey, du! Es gibt auf der Welt kein wertvolleres Essen als Reis, denn der Reis ist das Essen, das die Menschen ernährt. Du sollst deshalb Reis nehmen und einen Kreis sowie ein Quadrat formen, um den Himmel und die Erde zu symbolisieren. Als äußere Hülle sollst du Blätter nehmen, um die Füllung zusammenzuhalten und um die Eltern zu symbolisieren, die dich geboren haben.”
Tiết Liêu erwachte und war sehr heiter. Er tat so, wie der Gott ihm geraten hatte, wählte sehr guten Reis aus um die Form der Erde darzustellen und legte alles in einen Topf, um es durchzukochen. Er nannte es Bánh Chưng. Er schlug Klebreis zu einer runden Form um den Himmel darzustellen und nannte es Bánh Giầy. Und die grünen Blätter draußen und die Füllung stellten die Eltern dar, die die Kinder liebevoll beschützen.
Als der verabredete Tag gekommen war, brachten alle Prinzen Speisen für die Festtafel. Oh, welch auserlesene Köstlichkeiten, viele leckere Gerichte. Der Prinz Tiết Liêu hatte nur Banh Giay und Banh Chung. Der Hung-König fragte verwundert und Tiết Liêu berichtete ihm von der Geschichte, welche ihm der Gott im Traum erzählt hatte und erklärte die Bedeutung von Banh Giay und Banh Chung. Sein Vater, der König, kostete, fand den Kuchen lecker, lobte die Bedeutung und gab Tiết Liêu, seinem 18. Sohn, den Thron.
Seither bereiten alle Menschen zum Tetfest Banh Giay und Banh Chung zu, um die Ahnen sowie Himmel und Erde zu ehren.
Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.
Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: “Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho”.
Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.
Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.
Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: “Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành”
Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Giầy. Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.
Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Giầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Giầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.
Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Giầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.
Tag:Feste, Geschichten, Vietnam
You may also like

Das Verb “sich niederlassen”

Deutsch in der Schule: Mathematik 1
